Tử vi gà chọi

Tử vi gà chọi
Môn tử vi gà chọi bắt nguồn từ Philippines, do các sư kê bản xứ nghiên cứu và áp dụng. Có những sư kê luôn mang sẵn một bảng tử vi bên mình để dùng trong các trận đá cáp. Nhưng khác với bộ môn tử vi dành cho con người mà chúng ta vẫn biết, vốn đặt nền tảng dựa trên sự vận động và ảnh hưởng của những vì sao xa xôi, tử vi gà chọi (cock horoscope) dựa vào con trăng. Theo đó, công lực của gà chọi phụ thuộc vào mối tương quan giữa màu lông hay màu chân với con trăng. Theo sư kê Arturo de. Castro, môn này có một nguyên tắc chung: trăng càng khuyết (tức càng tối) thì màu lông sẫm càng mạnh, ngược lại trăng càng tròn (tức càng sáng) thì màu lông sáng càng mạnh. Tổng cộng có 18 thành công lực. Trường hợp công lực cao hơn mà vẫn đá thua thì có thể do vảy vi và bổn bang kém hơn đối thủ.

Tương tự như phép xem màu mạng, có rất nhiều môn phái tử vi gà chọi khác nhau. Dưới đây là một số bảng tử vi gà chọi được sưu tầm từ nhiều nguồn nhằm giúp các bạn có cái nhìn sơ lược về bộ môn này. Theo chúng tôi thì rất khó để người chơi áp dụng một cách có hệ thống vì chúng thiếu những chỉ dẫn và minh họa chi tiết về màu sắc cũng như thời gian. Dẫu sao các bạn có thể dùng chúng như tài liệu tham khảo để tự đối chiếu và áp dụng cho bầy gà của mình.









*Cú vằn (bakiki)=sọc đen trắng; cú màu (balao)=sọc màu; cú chuối (bulik talisain )=thân cú, mã & bờm chuối.
*Chuối (talisain)=thân đen, mã & bờm vàng; chuối trắng (mabating talisain)=mã & bờm trắng; chuối bùn (hiraw)=mã & bờm nhiễm đen.
*Bông, nổ (lasak)=màu nền tối, bông trắng; bông nhạn (bangkas)=bông nhiều, nhạn ít; nhạn bông (sinibalang)=nhạn nhiều, bông ít.

Huyền thoại: gà đá nước ròng
Qua bảng tử vi, chúng ta có thể thấy rằng, bằng cách nào đó, chuyển động của mặt trăng ảnh hưởng đến công lực của gà. Mấy chục năm trước, cụ Vương Hồng Sển cũng đề cập đến một hiện tượng tương tự: gà đá nước ròng. Nội dung như sau:

Trích Nguyên văn bởi Trích bài “Thú chọi gà”- sách “Phong lưu cũ mới” - tác giả Vương Hồng Sển
Gà đá nước ròng: gà nầy không có tướng gì quí, nhưng có tài lạ, là càng trở nên hay giỏi khi gặp giờ nước ròng. Người không tin dị đoan sẽ bỉu môi chê tôi nói dóc, nhưng cho tôi hỏi người ấy có cắt nghĩa được tại sao các người có bịnh suyễn, kéo đờm càng nhiều trong tuần trăng tròn, các trẻ con mắc bịnh “đẹn trăng”, lưỡi khuyết thêm tùy con trăng tròn khuyết, và hoa trái trong vườn, gặp nhựt thực, nguyệt thực đều chịu ảnh hưởng ít nhiều? Chủ gà nầy phải biết ý gà mình, phải cân con nước lựa giờ cho đá, nếu lựa được đá giây lát là đúng giờ nước ròng thì chắc ăn ngay, dẫu gặp gà nào tài ba hơn nó cách mấy, nếu gà ấy không “hạ” nó trước giờ nước ròng, thì lạ thay, khi nước dưới sông bắt đầu giựt, thì gà này bắt đầu ra miếng trổ tài, thắng thế lại như chơi. Trong Nam, năm trước miệt Sốc-Trăng có người có một con gà như vậy. Những người chưa biết mặt nó đều khinh khi nó là con gà “biệt hạng”, xúm nhau giành đá chống lại nó, đến khi chịu độ, thả gà ra trường, nó nạp vài đòn, trổ tài ra, mới hay Tổ trác, để cho mình mắc mớp Thần-kê!
“Con trăng” và “con nước” giống như hai mặt của cùng một đồng xu. Con nước hay thủy triều là chuyển động của mặt nước dưới tác động của lực hút mặt trăng (chủ yếu) và mặt trời. Chuyển động xoay của mặt trăng và trái đất khiến lực hút này biến đổi nên con nước cũng đổi theo. Con nước lên hoặc xuống (nước ròng) ít nhất một lần mỗi ngày, giờ giấc không cố định mà mỗi lần lệch một chút. Biên độ lên xuống cũng thay đổi theo chu kỳ con trăng: trăng non nước ròng xuống thấp nhất (nước kém), trăng rằm nước lên cao nhất (nước cường).



Gà đá nước ròng là gà thể hiện mức độ ảnh hưởng của mặt trăng một cách mạnh mẽ nhất, vượt lên hẳn so với đồng loại đến mức chúng ta có thể dễ dàng nhận thấy. Điều xảo diệu nữa là cái tài của nó xảy ra vào đúng thời điểm mà chúng ta có thể nắm bắt (ngày xưa, giao thông đường thủy là chủ yếu, bãi đá gà cũng lập ngay bên bờ sông cho tiện việc đi lại nên mọi người rành con nước) bằng không thì chưa chắc đã ai biết. Gà như vậy, nếu có, quả đúng là thần kê!

Nhịp điệu sinh học
Nhịp điệu sinh học (bio rhythm) là hướng nghiên cứu mới trong làng chọi gà. Tính nhịp điệu ở người và động vật phát sinh bởi chuyển động của các hành tinh, mà chủ yếu là mặt trăng và mặt trời. RB Sugbo Gamefowl Technology, một trại kinh doanh và lai tạo gà chọi ở Philippines, tiến hành thí nghiệm trên gà chọi (gà Mỹ) từ tháng 12/2004 đến tháng 3/2005: kết quả cho thấy gà có nhịp điệu sinh học! Cách thực hiện: 20 con gà trống chiến và trống tơ được chọn một cách ngẫu nhiên từ các dòng và bầy lai khác nhau. Từng con được cáp đá sau mỗi 4 ngày và ghi nhận các thông số. Sau 24 trận, biểu đồ tương quan giữa công lực và tuần trăng cho thấy gà có nhịp điệu sinh học theo một chu kỳ bao gồm 4 pha tương ứng với 4 tuần trăng trong một nguyệt kỳ. Gà đá hay dần trong hai tuần trăng đầu rồi sút dần trong hai tuần kế đó. Nhưng trái với điều mà mọi người vẫn nghĩ, không hề có mối liên quan giữa màu lông hay màu chân với tuần trăng như các bảng tử vi đề cập.

Kết quả này chứng tỏ tính nhịp điệu của các bảng tử vi gà chọi là đúng đắn, nhưng cách thức liên hệ với màu chân và màu lông là không chính xác, tức là vẫn có những trùng hợp ngẫu nhiên nhưng không hề có tính quy luật. Các sư kê Mỹ cũng nhận biết được hiện tượng này nhưng họ không liên hệ nó với màu lông hoặc con trăng. Trong các cẩm nang về biệt dưỡng gà, họ luôn khuyên nên chọn gấp đôi đến gấp ba số lượng gà đăng ký đá giải. Ngoài các yếu tố rủi ro, nhịp điệu sinh học có lẽ đóng một vai trò quan trọng ở đây bởi với cùng một chế độ dinh dưỡng và tập luyện, nhưng một số con sẽ đáp ứng tốt hơn nhờ giai đoạn biệt dưỡng trùng với chu kỳ sinh học tích cực của chúng.

Trích Nguyên văn bởi Trích “Biệt dưỡng và tiền biệt dưỡng”- Herman Pinnon
Nếu bạn tuyển chọn số chiến kê này và trải qua quá trình biệt dưỡng với chúng, bạn sẽ thấy một số con tốt hơn số còn lại. Đấy là lý do bạn phải luôn đăng ký hai ứng viên (entry) trong giải derby. Bạn luôn chuẩn bị chiến kê dự phòng - một số con mà bạn cho là rất hay, và một số con hơi kém hơn. Nhưng bạn sẽ chọn những con mạnh khoẻ nhất vào ngày xuất trường và đem đi đá. Có con bạn nghĩ là hay hoá ra lại kém khi biệt dưỡng và xổ. Và có con bạn nghĩ chỉ bình thường lại hoá hay khi biệt dưỡng.
Hiểu biết về nhịp điệu sinh học ở gà từ lâu đã là “bí kíp” của một số sư kê hàng đầu. Họ cảm nhận được khi nào gà đang ở trạng thái đỉnh và những con không đạt cần được trả về chương trình tiền biệt dưỡng để đợi đến thời điểm thích hợp. Ở một khía cạnh khác, thuật ngữ “trả độ” để chỉ con gà sau khi thắng một số trận nhưng rồi cũng phải thua. Ngoài việc gặp gà trên tài, trong nhiều trường hợp, gà nhà bỗng dưng sa sút, không duy trì được phong độ vốn có. Phải chăng chúng thua vì rơi vào chu kỳ sinh học tiêu cực?

Trích Nguyên văn bởi Trích “Phương pháp biệt dưỡng 14 ngày” - Teddy Tanchanco
Sau cùng, cảm giác khi bồng gà như thế nào? Đây là điều mà không phương tiện khoa học hay y học nào có thể đo lường được. Bạn phải có cảm nhận về một con gà được biệt dưỡng thích hợp. Các sư kê Mỹ gọi điều này là "nút bần" (corky), có lẽ ám chỉ đến cảm nhận phảng phất khi bạn bồng gà trong tay.
Bên cạnh việc quan sát, xổ và ghi nhận công lực là phương pháp nhận biết nhịp điệu sinh học của gà một cách có hệ thống. Dưới đây, tác giả không mô tả chi tiết nhưng có lẽ chúng ta có thể phân 5 thành công lực như xếp hạng học sinh gồm: xuất sắc – giỏi – khá – trung bình và yếu.

Trích Nguyên văn bởi Trích “Đấu kê tâm pháp” – Rey Bajenting
Ghi chép mỗi lần xổ gà. Từ đó bạn có thể đánh giá một cách tương đối về nhịp điệu sinh học của gà nhà. Một thí nghiệm do RB Sugbo Gamefowl Technology thực hiện, chứng tỏ rằng mỗi chiến kê đều có khoảng 2 tuần đá xung, hai tuần đá sút. Điều đó có nghĩa, chúng đạt phong độ khoảng một lần mỗi tháng.

Sau khi đạt đỉnh phong độ, chúng sẽ sa sút trong vòng hai tuần, tức hai kỳ xổ nếu bạn xổ gà hàng tuần. Rồi sau đó, chúng lại bắt đầu đá lên chân.

Điều này có thể giải thích phong độ của một chiến kê nhất định vào một giai đoạn nhất định của nguyệt kỳ. Nguyệt kỳ âm lịch kéo dài 28 ngày hay 4 tuần dương lịch.

Nhưng một số chiến kê có chu kỳ dài hơn đến 3 tuần, và hiếm có chiến kê nào đá hay một cách đều đặn mỗi tuần.

Biết rõ gà của mình và đó là con đường để chiến thắng.
-----------------------------------------------------------------------------------

Ghi chú
*Nhịp điệu sinh học ở người đã được nền khoa học phương Tây nghiên cứu từ lâu, mô hình được công nhận và áp dụng phổ biến nhất gồm: chu kỳ thể chất 23 ngày, chu kỳ cảm xúc 28 ngày và chu kỳ trí tuệ 33 ngày. Nguồn gốc sâu xa của nó chính là bộ môn chiêm tinh học phương Tây vốn dựa trên sự chuyển động của mặt trời. http://en.wikipedia.org/wiki/Biorhythm

 Các Mục Về Gà Chọi Khác


Cach nuoi ga choi
Cach chon ga choi hay
Cach loi the ga choi
The nao la hop cach giua mau chan va long ga choi
Bi quyet chon ga choi hay
Cach xem chan ga don tong quat
Xem va chon ga choi cach nuoi ga sung suc
Cach cham soc ga da cua sat
So luoc ve chan ga
Nghe thuat nuoi va chon ga choi don
Tuyet ky ga do
Chien ke tam phap
Cach cham soc ga da
soc dom o co ga choi
Xac dinh trang ga
Choi Ga
Che do da ga
Nếu muốn nhận thông tin bài viết mới của trang thì like ở dưới hoặc truy cập trực tiếp CLICK

TRANG CHỦ
Truyện Teen   Ngôn Tình   Đam Mỹ   Bách Hợp   Mẹo Hay   Trà Sữa   Truyện Tranh   Room Chat   Ảnh Comment   Gà Cảnh   Hình Nền   Thủ Thuật Facebook  
Facebook  Tiện Ích  Xổ Số  Yahoo  Gmail  Dịch  Tải Opera  Đọc Báo 

Lưu địa chỉ wap để tiện truy cập lần sau. Từ khóa tìm kiếm: chatthugian

C-STAT .